Cách phân biệt Nhân Sâm Hàn quốc

Cách phân biệt Nhân Sâm Hàn quốc

Nhân sâm hàn quốc không phải ai cũng biết cách phân biệt

Nhân sâm là loại thực phẩm có tác dụng đại bổ, tuy nhiên trên thị trường hiện nay đang bán không ít các loại nhân sâm khác nhau và không phải ai cũng có thể phân biệt được đâu là nhân sâm thật đâu là nhân sâm giả. Trên thế giới nhân sâm được trồng chủ yếu ở Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ..và gần đây Việt Nam cũng đã nghiên cứu thành công trồng giống sâm quý Ngọc Linh. Mặc dù sâm có ở nhiều nước, tuy nhiên cho đến nay do điều kiện rất thuận lợi chỉ có sâm ở bán đảo Triều Tiên (ngày nay là Hàn Quốc và Triều Tiên) nhân sâm có thời gian dài phát triển trong năm nên được đánh giá cao hơn cả về chất lượng cũng như tác dụng của nó đối với sức khỏe con người.

Bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm và hướng dẫn các bạn cách phân biệt các đặc điểm của nhân sâm Hàn Quốc với hi vọng khi đi mua sâm các bạn có thể nhận biết được hàng chất lượng và hàng kém chất lượng.

Phân biệt nhân sâm Hàn quốc và Trung quốc

1. Nhân sâm Hàn Quốc

Theo “Thần nông bản thảo” nhân sâm Hàn Quốc được phát hiện từ rất sớm và bắt đầu được trồng từ thời Tam quốc. Một số tài liệu lịch sử khác của Hàn Quốc cũng ghi chép lại rằng từ triều đại Choson (1567 -1608) người Hàn Quốc đã biết tự gây giống trồng sâm. Đầu tiên, họ lấy giống sâm núi và gieo trồng ngay gần nơi phát hiện có sâm tự nhiên mọc nhiều trong rừng sâu, sau đó họ chuyển xuống vùng trung du sườn núi để trồng và cuối cùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật canh nông hiện đại người Hàn Quốc ngày nay đã gieo trồng sâm phổ biến trên các cánh đồng ruộng

Ngày nay Nhân sâm được trồng phổ biến trên các trang trại với điều kiện chăm sóc tốt.

Theo hình dáng cả cây thì sâm hàn quốc có 5 lá, đến mùa đông cây héo đi mùa xuân lại nảy mầm mọc lại tham khảo

– Sau khi thu hoạch sâm Hàn Quốc vẫn còn lớp đất bám xung quanh củ sâm

– Phần đầu củ sâm Hàn Quốc rắn chắc ,ngắn và tròn

– Chân củ sâm Hàn Quốc có màu vàng hoàng thổ và to phân thành chân rõ ràng

– Cơ cấu bên trong củ sâm nhìn chắc và chất lượng tốt

– Thân và củ sâm  Hàn Quốc  có hình dáng giống người rõ ràng, trọng lượng nặng hơn

– Phần rễ chỉ bám vào chân củ sâm chứ không bám nhiều vào thân củ

– Có mùi thơm nức đặc trưng của sâm Hàn Quốc khi sử dụng người xung quanh ngửi rất rõ mùi sâm do người dùng thở ra.

– Củ sâm tươi hàn quốc thường có mầm mọc từ gốc và nếu trồng xuống vẫn phát triển thành cây sâm.

2.Nhân sâm Trung Quốc.

Sâm trung quốc khi chưa thu hoạch có 7 lá

Sâm trung Quốc  – Thân củ sâm cắt gọt sạch sẽ, không có lớp đất dính xung quanh do được rửa sạch và có thể tẩm hóa chất.

– Phần đầu củ sâm hơi mềm và thon dài

– Thân củ sâm có màu  trắng

– Cơ cấu bên trong củ sâm nhìn xốp, chất lượng kém hơn

– Chân sâm có hình dáng không rõ ràng, cùng kích thước nhưng trọng lượng nhẹ

– Phần rễ bám chủ yếu bám nhiều vào thân củ hơn phần chân sâm

– Có mùi thơm nhẹ của sâm

canh-dong-sam-made-in-korea

Thông tin thêm về sâm tươi hàn quốc.

 

Thường nhân sâm hàn quốc tươi được thu hoạch theo mùa vào tháng  9 hoặc tháng 10 và chỉ bảo quản được tầm 2 tuần, sâm hàn tươi hàn quốc trái vụ không nhiều và thường không to và được vận chuyển hàng không kèm bảo quản lạnh đó là lý do sâm tươi thường đắt hơn so với hồng sâm khô.

 

Có một cách đơn giản để phân biệt sâm tươi hàn quốc và sâm tươi trung quốc mà không nhiều người để ý, đó là sâm tươi hàn quốc thường nguyên đất cát và có thể có mầm ở gốc nếu để ẩm trong điều kiện nhiệt độ phù hợp sẽ nẩy mầm rất nhanh. Còn sâm trung quốc thường sạch sẽ có tẩm hóa chất bảo quản nên phần gốc hay lô sâm thường bị gọt hay chết.

 

Còn về các sản phẩm hồng sâm khô hay chế phẩm sâm hàn quốc khá dễ phân biệt có thể nhìn mã vạch hay logo công ty sâm hàn quốc ở sản phẩm ( logo một vài công ty lớn ở hàn quốc chúng tôi có liệt kê ở phần tin tức).

Tùy theo quá trình sinh trưởng Nhân sâm Hàn Quốc được phân theo các loại sau:

 

cac-loai-nhan-sam-han-quoc Nhân sâm trồng

Là nhân sâm từ lúc gây giống và trồng trưởng thành ở trên đồng, ruộng theo phương pháp gây trồng nhân tạo và có hình dáng giống người. Sâm trồng thường có 2 nhánh lớn được coi là chân của củ sâm và các rễ sâm mọc từ hai chân sâm. Tùy theo loại thổ nhưỡng, phương pháp trồng, loại phân bón, nước…mà hình dáng và số rễ sâm mọc ra nhiều hay ít. Số nhánh của rễ sâm cũng được dung để phân biệt độ tuổi của sâm trồng

Nhân sâm Jang-nue

Là loại nhân sâm được nhân từ giống sâm núi nhưng được trồng nhân tạo như sâm trồng. Vì không có thân, chỉ có đầu nối liền với chân nên được gọi là Sâm Jang-nue (tức là loại sâm có cái đầu dài). Giống sâm này chỉ trồng nhân tạo được ở những vùng núi sâu dưới các tán cây to lâu năm.

Nhân sâm núi

Là loại sâm núi mọc tự nhiên trong núi sâu, có tác dụng tốt nhất. Có vị hơi ngọt và đắng. Hiện nay, hầu như rất hiếm khi tìm gặp được sâm núi. Việc xác định số tuổi của sâm núi cũng không dễ và phải nhờ tới sự trợ giúp của  các chuyên gia nghiên cứu lâu năm về sâm.

Tùy theo cách chế biến nhân sâm Hàn Quốc được phân loại theo như sau:

Sâm tươi

Là loại sâm vừa được thu hoặc từ trong đất và để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ. Tùy theo số năm trồng mà sâm tươi được chi ra sâm 4 năm tuổi, 5 năm và 6 năm tuổi. Có nhiều cách để dùng sâm tươi như ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm…

Bạch sâm

Từ nguyên liệu sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm. Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô, thân sâm khô, rễ sâm khô

Hồng sâm

Từ nguyên liệu sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột sâm có màu hồng và được gọi là Hồng sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm. Trong quá trình chưng hấp hồng sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi người già trẻ trai gái.

Thái cực sâm

Từ nguyên liệu sâm tươi, sâm được cho vào nước đang sôi ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Sau khi thấy lớp vở và một phần thân sâm dần chuyển sang màu đỏ thì vớt ra và sây khô. Thái cực sâm là sản phẩm có hình dáng, màu sắc ở giữa Bạch sâm và Hồng sâm.  Do được chế biến trong nhiệt độ cao nên Thái cực sâm cũng có dưỡng chất có tác dụng tốt như Hồng sâm.

cac-loai-nhan-sam-made-in-korea

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.